Bongdaso66

Tối 14/11, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp, cho biết thủ tục đưa sếu về Việt Nam ti le cuoc da banh

【ti le cuoc da banh】Sẽ đưa sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Tràm Chim vào tháng 12

Tối 14/11,ẽđưasếuđầuđỏtừTháiLanvềTràmChimvàotháti le cuoc da banh ông Nguyễn Phước Thiện, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp, cho biết thủ tục đưa sếu về Việt Nam cơ bản hoàn tất. Tỉnh đang lên kế hoạch vận chuyển đảm bảo sức khỏe của cặp sếu dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Thái Lan - nước có kinh nghiệm tái tạo môi trường sống và tái thả sếu về tự nhiên. "Cặp sếu có thể 6 tháng tuổi hoặc trưởng thành tùy thuộc chuyên gia nước ngoài", ông nói.

Việc đưa sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Việt Nam thuộc đề án bảo tồn loài chim quý này, được tỉnh Đồng Tháp xúc tiến hơn một năm qua. Sếu đưa về sẽ được nuôi và thả ra tự nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Theo kế hoạch, trong 10 năm tỉnh sẽ nuôi và thả 100 sếu ra tự nhiên, với tổng kinh phí lên tới 185 tỷ đồng.

Chuồng nuôi sếu trong Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Trần Thanh

Chuồng nuôi sếu trong Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Trần Thanh

Hiện, Vườn quốc gia Tràm Chim hoàn thiện cơ sở hạ tầng bao gồm chuồng nuôi rộng bằng sân bóng mini và các cảnh quan xung quanh, đặt tại phân khu A3. Những cán bộ chăm sóc trực tiếp đã hoàn thành tập huấn ở nước bạn. Thời gian đầu, chuyên gia nước ngoài sẽ sang Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, huấn luyện, các điều kiện cần thiết để sếu hoà nhập với môi trường mới.

Sau thời gian phục hồi, khu nuôi sếu sẽ cho du khách tham quan, tìm hiểu quá trình sinh trưởng nhằm mục đích giáo dục môi trường.

Theo kế hoạch, Đồng Tháp xây dựng khu vực lúa sinh thái, sẵn sàng thả sếu sau thời gian nuôi nhốt. Cánh đồng cần đảm bảo các điều kiện về đa dạng sinh học giúp sếu có thể bắt mồi, sinh sống và hướng đến việc sinh sản tự nhiên. Trước mắt vùng lúa sinh thái được quy hoạch khoảng 100 ha.

Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha, được công nhận là Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ từ Campuchia bay về kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau mới rời đi. Vào những năm 1990, vườn ghi nhận đàn sếu về rất đông, có khi cả nghìn con, song ngày càng thưa vắng, có năm chim không về.

Đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng

Đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Văn Hùng

Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2 - 2,5 m, nặng 8-10 kg. Sếu ba năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất một năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.

Theo Hội Sếu quốc tế, toàn thế giới ước tính có 15.000-20.000 sếu đầu đỏ, trong đó 8.000-10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. Ở các nước Đông Dương (chủ yếu Việt Nam và Campuchia), từ năm 2014 ghi nhận khoảng 850 sếu đầu đỏ, song đến năm 2014 còn 234 con, hiện còn khoảng 160 con.

Ở Thái Lan, sếu đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên từ những năm 1980. Từ năm 2011, quốc gia này đã khởi động chương trình tái thả sếu. Đến năm 2020, có khoảng 100 cá thể sinh sống và có khả năng sinh sản ngoài tự nhiên.

Ngọc Tài

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap